Hiệu điện thế là gì? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì?
(GMT+7)
Hiệu điện thế là gì? Do hiệu điện thế bằng dụng cụ nào? Đang là một chủ đề khoa học vật lý nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc trong thời gian gần đây. Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài phân tích sau đây của ketquabongdahomnay.com.
Điện thế là gì?
Để biết hiệu điện thế là gì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm điện thế? Điện thế là thuật ngữ sử dụng để thể hiện đặt trưng điện trường về khả năng sinh công của một điểm trong điện trường khi nó được đặt tại một điện tích q nào đó. Điện thế của một điểm trong điện trường được xác định bằng thương số của độ lớn điện tích q và công lực điện có tác động lên điện tích P khi điện tích dịch chuyển ra điểm M.
VM = Wm / q = AM∞ / q
Trong đó:
– VM: được hiểu là điện thế tại điểm M có đơn vị là Vôn (V)
– AM∞: được hiểu là công của lực điện khi tác động lên q
– q: Là điện tích của vật trong điện trường
Đặc điểm của điện thế
– Điện thế được biết đến là một đại lượng đại số cơ bản
– Điện thế tại một điểm vô cực sẽ được xác định bằng 0
– Điện thế tại 1 điểm do nhiều điện thế tác động sẽ được tính bằng tổng V = V1+ V2 … +VM
– Điện tích q > 0 nếu AM∞ > 0.
– VM > 0 nếu AM∞ > 0.
– VM < 0 nếu AM∞ < 0.
Hiệu điện thế là gì?
Nội dung kiến thức về hiệu điện thế là vô cùng quan trọng của môn vật lý. Nó được đề cập tới trong bộ môn vật lý ở lớp 7 và lớp 11. Song, khái niệm hiệu điện thế là gì? ở lớp 7 đơn giản hơn rất nhiều so với với lớp 11. Cụ thể như sau:
– Hiệu điện thế được tạo ra giữa hai cực của nguồn điện nếu hiểu một cách đơn giản
– Trong môn vật lý khoa học thì hiệu điện thế được định nghĩa như sau: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là mọt đại lượng vật lý đặc trung cho khả năng sinh công của điện trường trong sự dịch chuyển của một điện tích nào đó từ M sang N. Đồng thời, hiệu điện thế sẽ được tính bằng hiệu số giữa VM và VN.
– Hiệu điện thế được kí hiệu là U
– Công thức tính hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện là: UMN = VM – VN = AMN/q. Trong đó: UMN chính là hiệu điện thế của nguồn điện; VM là điện thế xác định tại vị trí M; VN là điện thế xác định tại vị trí N.
Đơn vị đo hiệu điện thế Vôn (ký hiệu là V). Ngoài ra, chúng ta có thể đo điện thế bằng các đơn vị đo lớn hơn như kilovon (ký hiệu là kV) hay đại lượng nhỏ hơn như milivôn (ký hiệu là mV)
Trong đó:
– 1kV=1000V
– 1mV= 0,001V
Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì?
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện người ta hay sử dụng vôn kế. Hiện nay trên thị trường phổ biến hai loại vôn kế cơ bản là vôn kế hiển thị kết quả bằng kim chỉ (vôn kế đồng hồ kim) và vôn kế thể hiện chỉ số hiệu điện thế bằng số (vôn kế hiển thị số). Cả hai loại vôn kế này đều có chức năng giống nhau và đều có chức năng đo lường điện thế nguồn điện hiệu quả.
Xem thêm: Điện áp định mức là gì? Những đặc điểm của điện áp định mức
Để biết được đơn vị đo của vôn kế đang sử dụng thì bạn hãy theo dõi đơn vị hiển thị trên mặt của vôn kế đó. Nếu trên đó có ký hiệu là V thì đơn vị đo là Vôn, nếu là mV thì là milivôn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu hiệu điện thế là gì? Hy vọng những thông tin khoa học mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.