Điện dung là gì? Công thức tính điện dung của tụ điện cơ bản
(GMT+7)
Điện dung là gì? Công thức tính điện dung như thế nào? Đang là một trong số những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc trong thời gian gần đây. Để biết thêm chi tiết về khái niệm điện dung mời bạn theo dõi bài phân tích sau của ketquabongdahomnay.com
Điện dung là gì?
Điện dung là một khía niệm khoa học vật lý. Điện dung chỉ khả năng tích điện của tụ điện trong một hiệu điện thế nhất định. Điện dung thường sinh ra khi chúng ta đặt một điện áp ở hai bản cực tuy nhiên bản cực dẫn điện cần phải trái dấu. Sau khi lắp đặt điện áp xong thì điện trường giữa hai tụ điện sẽ được tích lũy và sản sinh và điện dung. Điện dung của tụ điện có đơn vị đo là Fara và được kí hiệu là F. Ngoài đơn vị đo này thì chúng ta còn có những đơn vị đo nhỏ hơn như sau:
1 microfarad (μF)= 1.10^-6 (F)
1 nanofarad (nF) = 1.10^-9 (F)
1 picofarad (pF) = 1.10^-12 (F)
Thông số điện dung giúp cho chúng ta có được rất nhiều thứ. Trong đó nhìn rõ nhất là khả năng tích lũy điện trường của tụ điện. Vì vậy khi lắp đặt máy móc bạn cần phải thực hiện lắp tụ điện một cách hiệu quả nhất.
Tính điện dung của tụ điện dựa vào công thức nào?
Công thức tính điện dung là gì của tụ điện được thực hiện như thế nào. Để tính được điện dung chung của tụ điện chúng ta sẽ thực hiện thương số giữa điện tích và hiệu điện thế của nguồn điện. Cụ thể công thức tính như sau:
C = q/U
Trong đó:
- C là điện dung của tụ điện.
- q chính là điện tích của tụ điện.
- U là hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
Tụ điện phẳng thì công thức tính điện dung sẽ là
C = (ε*ε0*S)/d = (εS)/(4πkd)
Trong đó:
- d được hiểu là độ dài khoảng cách giữa 2 bản tụ (m)
- S được hiểu là điện tích của hai bản tụ
- ε được hiểulà hằng số điện môi của tụ điện được lắp đặt trong mạch điện.
Điện dung về cơ bản không phụ thuộc và bản chất của hai tụ điện, điện dung sẽ chỉ phụ thuộc vào hằng số điện môi, điện tích & khoảng cách của hai bản tụ.
Tụ điện trụ thì công thức của nó sẽ được tính cơ bản như sau:
C = (2πhε0)/(ln(R2/R1))
Trong đó:
- H là chiều cao của bản tụ
- R1 là bán kính tiết diện của mặt trụ bên trong
- R2 bán kính tiết diện mặt trụ bên ngoài (m)
Tụ điện cầu thì công thức tính điện dung được áp dụng như sau:
C=4πε0R1R2 / (R2-R1)
Trong đó:
- R1 là bán kính tiết diện của mặt trụ bên trong
- R2 bán kính tiết diện mặt trụ bên ngoài (m)
Tính điện dung của cả bộ tụ điện dựa vào công thức:
Tụ điện ghép song song:
C=ΣCi
Tụ điện ghép nối tiếp:
1/C = Σ1/Ci
Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo tuabin gió và nguyên lý hoạt động
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu điện dung là gì?? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.