Những điều thú vị về hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời
(GMT+7)
Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời là hành tinh nào? Có kích thước ra sao? Đang là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc trong thời gian gần đây. Để biết thêm chi tiết về vấn đề khoa học này mời bạn theo dõi bài phân tích sau của ketquabongdahomnay.com.
Thái dương hệ là gì?
Thái Dương hệ trong tiếng Anh được gọi là Solar System. Trong thái dương hệ mặt trời là trung tâm và các thiên thể khác sẽ chịu lực hút của mặt trời đồng thời quay quanh nó theo một quý đạo nhất định. Tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp từ đám mây khổng lồ cách đây từ 4,6 tỷ năm. Trong dải ngân Hà chỉ có duy nhất một hệ mặt trời.
Các hành tinh trong hệ mặt trời
Theo quy ước của IAU, một hành tinh thuộc hệ mặt trời cần có đầy đủ 3 yếu tố như sau:
- Hành tinh đó phải chuyển động xung quanh mặt trời
- Hành tinh phải có khối lượng đủ lớn để có lực hấp dẫn thắng được độ rắn của vật chất và tạo nên trạng thái cân bằng
- Khối lượng chiếm ưu thế tuyệt đối và có quỹ đạo quay quanh mặt trời ổn định.
Vậy thái dương hệ có những hành tinh nào? Theo như nghiên cứu thì hệ mặt trời có 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Các hành tinh này sẽ được sắp xếp theo thứ tự gần mặt trời nhất.
Trong năm 2016 đã có nhiều nghiên cứu về một hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời. Mặc dù chưa có công bố gì mới nhưng hành tinh này có khối lượng gấp 10 lần khối lượng Trái đất và lớn hơn 5000 lần khối lượng của sao Thiên Vương.
Đâu là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời
Để chứng minh hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời thì chúng ta cùng tìm hiểu những khối lượng của các hành tinh như sau:
- Đường kính của Sao Thủy 4.878 km và khối lượng 3,3 x 10^23 kg.
- Đường kính của Sao Kim 12.104 km và khối lượng 4,87 x 10^24 kg.
- Đường kính của Trái Đất 12.756 km và khối lượng 5,98 x 10^24 kg.
- Đường kính của Sao Hỏa 6.787 km và khối lượng 6,42 x 10^23 kg.
- Đường kính của Sao Mộc 142.796 km và khối lượng 1,9 x 10^27 kg.
- Đường kính của Sao Thổ 120.660 km và khối lượng 5,69 x 10^23 kg.
- Đường kính của Sao Thiên Vương 51.118 km và khối lượng 8,68 x 10^25 kg.
- Đường kính của Sao Hải Vương 48.600 km và khối lượng 1,02 x 10^26 kg.
Xem thêm: Giải đáp trái đất cách mặt trời bao nhiêu km?
Giải đáp trái đất cách mặt trời bao nhiêu km?
Như vậy Sao Mộc (Jupiter) là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời
Sao Mộc là hành tinh gần mặt trời thứ 5 và lâu đời nhất trong hệ mặt trời. Một số thông tin về hành tinh này cơ bản như sau:
- Sao Mộc có đường kính xích đạo dài 142,984 km. Đường kính xích đạo của Sao Mộc lớn gấp 11 lần so với Trái đất. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết thì bán kính của sao mộc chỉ lớn 0,1 lần bán kính Mặt Trời và khối lượng cũng chỉ bằng 0,001 lần khố lượng của mặt trời.
- Thể tích của hành tinh này được tính toán là 1.43128×1015 km3. Với thể tích này thì Sao Mộc có thể bao chùm được 1.321 Trái Đất bên trong và vẫn còn khoảng trống.
- Theo tính thì diện tích của sao mộc là 6.21796×1010 km2, gấp 122 lần bề mặt Trái đất.
- Khối lượng của sao mộc là 1.8986×1027 kg, gấp gần 318 lần Trái đất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn khoa học này.