Trang chủ Livescore LTĐ BXH Quốc Tế Việt Nam Bên lề Khoa học vui Tin xổ số

Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh nào? Đang là một chủ đề địa lý được nhiều bạn đọc quan tâm trong thời gian gần đây. Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn theo dõi bài phân tích và chia sẻ sau đây của ketquabongdahomnay.com.

Tọa độ điểm cực Bắc của Việt Nam

Điểm cực Bắc của Việt Nam được hiểu là điểm có tọa độ xa nhất về phía bắc của nước ta. Cụ thể tọa độ điểm cực Bắc được xác định là 23,392505°B – 105,32324°Đ. Tọa độ này được tính toán tương đương với tọa độ 23°23′33″B – 105°19′23,7″Đ.

Điểm cực Bắc này giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc (Tọa độ lấy từ Google Earth có sử dụng hệ tham chiếu trắc địa WGS84).

Vậy điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc tình nào?

Theo nhiều tài liệu địa lý thì điểm cực Bắc được đánh dấu bằng điểm mốc cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú chính là cột cờ quốc gia được xây dựng tại đỉnh núi Lũng Cú hay còn được biết đến với tên gọi là núi rồng. Theo ước tính thì độ cao của cột cờ này vào khoảng 1.470m so với mực nước biển.

Khi nhìn từ trên đỉnh cột cờ xuống,chúng ta sẽ nhìn thấy 2 ao nước ở 2 bên núi quanh năm không bao h cạn nước và được gọi là mắt rồng. Hai ao nước này chính là nguồn nước mà người dân hai bản sử dụng làm nước sinh hoạt. Cột cờ Lũng Cú đã có từ rất lâu trước kia sau đó được phục dựng cách Đồng Văn 24km và cách thành phố Hà Giang khoảng 154km. Theo ước tính thì cột cờ được khánh thành vào khoảng 25/09/2010.

Vậy điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc tình nào?

Một số thông tin cơ bản về tỉnh cực Bắc Việt Nam 

Về vị trí địa lý

Tỉnh Hà Giang là địa phương có điểm cực Bắc của nước ta và tỉnh này thuộc vùng Đông Bắc Bộ.

  • Phía đông của Hà Giang tiếp giáp với Cao Bằng.
  • Phía Nam của Hà Giang tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía Tây của Hà Giang tiếp giáp với tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
  • Phía Bắc tiếp giáp với các khu vực dân cư tự trị như Choang và Miêu Sơn của tỉnh Vân Nam; địa cấp thị Bách thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Điều kiện tự nhiên và khí hậu của tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang cách trung tâm thành phố Hà Nội 320km. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và 1 thành phố và 10 huyện; 193 hành chính cấp xã và  5 phường, 13 thị trấn, 175 xã. Theo thống kê năm 2019 thì dân số thuộc tình Hà Giang vào khoảng  854.679 người gồm, trong đó: dân tộc Mông sẽ chiếm khoảng 32,9%, dân tộc Tày chiếm khoảng 32,9%,còn dân tộc Kinh chiếm khoảng 12,8 %, dân tộc Nùng chiếm khoảng 9,7 %,…

Xem thêm: Điểm cực nam của Việt Nam thuộc tỉnh nào về mặt địa lý?

Về địa hình, Hà Giang thì Hà Giang sẽ được chia thành 3 khu vực địa hình cơ bản như sau:

  • Vùng cao núi đá phía Bắc: có vị trí gần với chí tuyến bắc; khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng với địa hình cao nên nó khí hậu ôn đới. Có nùi núi và cao nguyên nên địa hình sông suối bị chia cắt khá nhiều..
  • Vùng cao núi đất phía Tây: thuộc thường nguồn sông chảy và địa hình núi non hiểm trở.
  • Vùng thấp trong tỉnh: có nhiều đổi núi và thung lũng thuộc sông Lô và TP Hà Giang.

Hà Giang được mẹ thiên nhiên ưu ái ban cho dãy núi con Tây Côn Lĩnh cao 2.419m và đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402m. Đặc biệt tỉnh cũng có nhiều khu rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, hơn 1000 loại cây dược liệu. Các loài động vật như hổ, chim, công, tê tê, chim trĩ,…

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu điểm cực Bắc của Việt Nam. Hy vọng những thông tin khoa học mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.