Trang chủ Livescore LTĐ BXH Quốc Tế Việt Nam Bên lề Khoa học vui Tin xổ số

Sao Thủy được biết đến là hành tinh gần mặt trời nhất. Vậy sao Thủy có nước không, cấu tạo của sao Thủy như thế nào? Để hiểu rõ hơn về hành tinh đặc biệt này mời bạn theo dõi bài phân tích và chia sẻ sau đây của ketquabongdahomnay.com.

Sự hình thành của sao Thủy

Sao Thủy còn được giới thiên văn học gọi với cái tên là Thủy Tinh. Đây là hành tinh đầu tiên trong hệ mặt trời. Ngay thời cổ đại con người đã có thể quan sát được hành tinh này bằng mắt thường. Chính vì vậy cho đến thời điểm hiện tại chúng ta cũng không thể xác định được ai là người phát hiện ra hành tinh này đầu tiên. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì nhà khoa học Galileo Galilei là người phát hiện ra sao thủy bằng kính thiên văn đầu tiên vào  đầu thế kỷ XVII.

Tuy nhiên cho đến năm 1693, nhà thiên văn học Giovanni Zupi  mới là người tìm ra được quỹ đạo của hành tinh này. Một số giải thiết khoa học cho rằng hành tinh này xuất hiện cách đây 4.5 tỷ năm. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện hành tinh này chính là lực hấp dẫn của các hành tinh lân cần. Theo giả thuyết thì sao Thủy có kích thước tương đối nhỏ nó hoàn toàn khác với phần lõi khổng lồ của hành tinh này. Kết quả này được cho là sau một vụ va chạm giữa sao thủy và một hành tinh khác khiến cho bề mặt của sao thủy bị ảnh hưởng.

Sao Thủy có nước không?

Cấu tạo của sao Thủy

Bề mặt của sao thủy có nhiều hố do va chạm với sao chổi và các thiên thạch khác trong vũ trụ. Đặc biệt, bề mặt sao Thủy luôn được bao phủ bởi nhiều miệng núi lửa. Miệng núi lửa tiêu biểu nhất chính là Caloris Basin. Miệng núi lửa này về cơ bản có diện tích lên đến 1550km.

Thủy tinh là một ngôi sao lớn có cấu tạo gồm: lớp vỏ, lớp phủ và lõi. Trong đó lớp vỏ của ngôi sao này không có mang kiến tạo.

Tuy nhiên vật chất sắt trong lõi của ngôi sao chiếm đến 85% bán kính của hành tinh. Chính vì phần lõi sắt quá lớn lên nó ảnh hưởng không nhỏ đến kích thước tổng thể của ngôi sao này. Cụ thể, lượng lõi sắt này trong vòng 4,5 tỷ năm đầu sẽ co lại. Điều đó làm cho bề mặt của sao thủy bị kéo vào trong khiến cho kích thước bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

Ngoài ra xung quanh sao Thủy không có bất cứ vệ tinh nào quay quanh nó. Có lẽ do kích thước mặt trời quá lớn và lực hút mạnh nên sao thủy khó có thể tìm thấy một vệ tinh riêng cho mình.

Sao Thủy có nước không?

Nhiều người vẫn nghĩ sao Thủy sẽ có rất nhiều nước. Tuy nhiên, đây là hành gần mặt trời nhất nên dưới sức nóng của mặt trời khả năng có nước của sao thủy không cao. Thực tế thì sao thủy có nước nhưng không phải ở dạng lỏng mà nó tồn tại dưới dạng đóng băng. Vào năm 2012 tàu vũ trụ củ NaSA đã phát hiện ra băng nước trong các miêng núi lửa tại cực Bắc của hành tinh này. Đây là vùng đất không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến cho rằng vùng cực Nam có nước nhưng quỹ đạo của tàu vũ trụ không cho phép các nhà khoa học khám phá khu vực này.

Các nhà khoa học cho rằng những tiên thạch và sao chổi đã mang băng và nước đến khu vực này. Hoặc cũng có thể hơi nước từ hành tinh này đã thoát ra. Sau đó nó gặp phải nhiệt độ mà tích tụ hành băng tại các miệng núi lửa. Theo nước tính thì nước trên sao thủy có thể lên đến 100 tỷ đến 1000 tỷ tấn băng nước ở cả hai cực. Nó có thể sâu tới 20m ở nhiều nơi.

Xem thêm: Sao Thủy có nước không? Tìm hiểu cấu tạo của sao Thủy

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu Sao Thủy có nước không? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.